
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Hiện nay, giáo viên THCS được quy định có 3 hạng chức danh nghề nghiệp là hạng I, II, III. Mỗi hạng chức danh có riêng những nhiệm vụ cần phải làm và dĩ nhiên, hạng chức danh nghề nghiệp sẽ tương ứng với vị trí mà giáo viên đang đảm nhiệm. Nhưng mà liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về hạng chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS có những nội dung gì, chúng tôi sẽ trình bày ngay sau đây.
1. Nâng hạng chức danh nghề nghiệp theo lộ trình quy định
Nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên chính là một trong những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7. Mỗi giáo viên không đang giảng dạy tại các trường THCS nếu không đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ chuyên môn và bằng cấp sẽ phải nhanh chóng học và nâng cao trình độ giảng dạy, chuyên môn của mình lên với bằng tốt nghiệp tương đương bậc cử nhân trở lên.
Tuy nhiên thì một điểm cần lưu ý đó chính là để hạn chế tình trạng ồ ạt chạy đua bằng cấp và một số nơi lợi dụng cơ hội này để chuộc lợi thì Bộ Giáo dục cũng có quy định rằng vấn đề nâng cao bằng cấp của những giáo viên chưa đáp ứng trình độ sẽ được đào tạo theo lộ trình.
Nâng cao giá trị bằng tốt nghiệp chuyên ngành giảng dạy cũng đồng nghĩa với khả năng nâng cao chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nếu như trước đây chỉ cần bằng tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng chuyên môn với ngành học đang giảng dạy ở giáo viên có chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và III và bằng đại học với giáo viên có chức danh nghề nghiệp hạng I. Thì dự kiến trong tương lai tập thể giáo viên đề phải đáp ứng được bằng đại học hoặc tương đương cử nhân.
Tính lương giáo viên THCS theo hạng chức danh nghề nghiệp
Trước đây, cách tính lương của giáo viên ngoài bám theo bảng lương được quy định thì còn có thể tính lương theo bằng cấp và thâm niên giảng dạy của giáo viên THCS. Nghĩa là với những giáo viên có bằng cấp càng cao, số năm giảng dạy càng nhiều thì lương sẽ cao hơn những trường hợp khác.
Tuy nhiên thì với cách tính lương mới vừa được thông qua vào ngày 1/7, theo đó thì mức lương cơ sở của giáo viên chỉ được tính dựa vào hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên đang giữ.
Đối với một số bạn đang theo ngành sư phạm thì cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng sau đây, kể từ sau ngày 1/7 thì những sinh viên học sư phạm kể từ 2 năm sau khi ra trường có công việc trái ngành hoặc là làm việc trong hệ thống giáo dục chưa đủ thời gian theo quy định thì sẽ phải hoàn lại số tiền học phí trong suốt thời gian tham gia học tập được nhà nước hỗ trợ. Và cũng từ sau thời gian 1/7, những giáo viên được tuyển mới sẽ không được vào “biên chế” như trước, thay vào đó sẽ có hợp đồng giảng dạy với thời gian quy định.
Một điều đáng buồn đối với mức lương hiện nay của giáo viên chính là chưa được xét nâng lương, vì đứng trước tình hình dịch bệnh và những diễn biến phức tạp trong giai đoạn này, vì vậy nhà nước cần tập trung mọi nguồn lực để quyết tâm phòng chống dịch nhanh chóng. Nhưng vì lẽ đó mà sự hi sinh của giáo viên cũng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
2. Giáo viên THCS học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp
Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp chính là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên muốn thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải làm. Tham gia vào các lớp bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ giảng dạy theo đúng lộ trình, đúng nội dung quy định, phải đảm bảo mỗi giáo viên THCS khi học bồi dưỡng phải mang về cho mình đầy đủ kiến thức, tham gia đủ số tiết học cũng như bài thu hoạch phải đạt yêu cầu.
Một số cơ quan, tổ chức giáo dục hiện nay tại các địa phương có chức năng bồi dưỡng và đủ điều kiện đã nhanh nhẹn tổ chức các lớp bồi dưỡng giúp cho giáo viên không phải di chuyển xa xôi lên những tuyến khác để học tập vất vả. Có thể nói rằng, vì sự nghiệp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn là những người được yêu cầu cao phải vững về kiến thức và chuẩn về năng lực.
Giáo viên THCS cũng như giáo viên các cấp nên chủ động nắm bắt mọi thông tin có liên quan đến nghề nghiệp của mình để có thể nhanh nhẹn ứng biến và bổ sung những khiếm khuyết nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS chính là tiêu chí để đánh giá và phân loại giáo viên ở những vị trí đảm nhiệm cũng như trình độ đào tạo bồi dưỡng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Với từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên thì tiêu chuẩn chức danh sẽ có sự khác biệt nhưng chủ yếu tập trung vào các điểm chính đó chính là bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật tin học, các bằng cấp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị các kỹ năng giảng dạy, tham gia các lớp bồi dưỡng và có chứng chỉ chức danh theo quy định, tham gia các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị, khoa học, và những nhiệm vụ phù hợp với từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên có thể xem thêm nhiều thông tin liên quan về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS tại Hệ thống tư vấn giáo dục Việt Nam VietnamEdu.
Bình luận