
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Trong bối cảnh đất nước đang từng ngày đi lên và công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với đời sống của mỗi người thì ngành giáo dục Việt Nam cũng phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển để có thể đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng giai đoạn. Vì thế đối với giáo viên đang giảng dạy ở cấp THPT thì chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT như là thước đo để đánh giá năng lực của giáo viên đó.
1. Nghề giáo viên trong thời kỳ đổi mới đất nước
Đứng trước những biến động không ngừng của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời buổi của kỹ thuật và công nghệ như hiện nay, giáo viên cần phải làm gì để có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, làm gì để giúp học sinh hội nhập tốt, có lẽ đang là câu hỏi trăn trở của nhiều giáo viên, và hơn ai hết, đội ngũ chịu nhiều áp lực nhất chính là giáo viên THPT.
Thay vì truyền đạt tri thức theo những cách khô cứng, không mang tính ứng dụng cao, hiện nay nhiều phương pháp giảng dạy mới đã được áp dụng tại các trường THPT. Ở đó, giáo viên chính là cầu nối giữ tri thức với học sinh, và học sinh chính là những người chủ động chinh phục từng bức màn hấp dẫn của tri thức.
Thêm vào đó, bên cạnh việc giảng dạy trên lớp thì giáo viên còn phải là người liên tục cập nhật những kiến thức xã hội mới, vận dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. Vì là thời đại kỹ thuật số nên yêu cầu mỗi giáo viên cần phải là những người ít nhất phải am hiểu đôi chút về công nghệ và có đủ tâm lý sẵn sàng để thay đổi nhiệm vụ và vị trí nếu cần thiết.
2. Giáo viên THPT cần đáp ứng điều kiện gì để thay đổi chức danh nghề nghiệp
Đối với giáo viên THPT muốn thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hiện tại lên hạng chức danh cao hơn, giáo viên cần phải thông qua một kỳ xét tuyển bổ nhiệm chức danh theo nhu cầu về chức danh nghề nghiệp giáo viên ở đơn vị trường học đang công tác.
Giáo viên muốn tham gia vào các kỳ xét tuyển hoặc kỳ thi thăng hạng chức danh phải đáp ứng tiêu chuẩn về bằng tốt nghiệp sư phạm chuyên môn, thấp nhất là bằng đại học chuyên môn giảng dạy. Các bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, tin học để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Chuẩn mực đạo đức chính là môt trong các tiêu chí tiên phong hàng đầu để đánh giá giáo viên có đủ đáp ứng điều kiện thăng hạng hay không, mỗi giáo viên phải chấp hành tốt các quy định tại nơi làm việc là địa phương sinh sống, không bị kỷ luật trong suốt quá trình công tác cũng như trong 3 năm liên tục phải hoàn thành tốt nhiệm vụ ở hạng chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm.
3. Vai trò bồi dưỡng thăng hạng giáo viên THPT
Hiện nay, chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được áp dụng trên tất cả các trường học, không riêng gì THPT mà tại các cấp từ mầm non cho tới đại học. Tuy nhiên vì mức độ đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cao nên đối với giáo viên từ THCS đến Đại học sẽ được áp dụng các hạng chức danh I, II, III còn cấp tiểu học và mầm non đang là IV, III, II (dự kiến trong tương lai sẽ bổ nhiệm hạng chức danh I vào).
Tại sao giáo viên luôn mong muốn được giữ hạng chức danh cao hơn hiện tại? Chính một điều vì để khẳng định năng lực của mỗi người. Chúng ta nên biết rằng nếu khả năng chuyên môn càng cao thì giá trị giảng dạy cũng như năng lực đào tạo học sinh càng đủ để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của giáo dục hiện nay.
Hệ số lương cũng được áp dụng vào hạng chức danh nghề nghiệp, ở mỗi hạng chức danh hệ số lương sẽ được quy định cụ thể là khác nhau, điểm mấu chốt cần chú ý đó chính là từ ngày 1/7/2020 trở về sau, khi hiệu lực của Luật Giáo dục được áp dụng thì giáo viên sẽ không còn được hưởng lương theo phụ cấp thâm niên giảng dạy và không còn được vào biên chế nếu là giáo viên tuyển mới tại tất cả các hệ thống trường học công lập thuộc quản lý của nhà nước.
Giáo viên dạy ở THPT tăng cường chuyên môn và năng lực sư phạm
Vì để đáp ứng tốt công tác giảng dạy nên một yêu cầu được đặt ra rằng giáo viên phải nhanh chóng nâng hạng chức danh nghề nghiệp cũng như sớm hoàn thành các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trước ngày 31/12 năm nay.
Với tầm quan trọng của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hiện nay thì giáo viên nên chủ động cập nhật mới nhất các thông tin thông qua các phương tiện truyền thông, ứng dụng internet. Giáo viên cũng có thể truy cập website Liên hiệp Phát triển Kinh tế và giáo dục để thường xuyên được cung cấp những tin tức liên quan đến chức danh nghề nghiệp cũng như thông tin về các lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Vì tính chất cần thiết và cấp bách của các giáo viên trong vấn đề bổ sung chứng chỉ chức danh cũng như bổ sung các kiến thức bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp do vậy mà hiện nay chúng tôi đã được sự cho phép của các ban ngành liên quan để tổ chức các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT và giáo viên các cấp. Mỗi tiết học là những kiến thức quan trọng cần phải dung nạp vào quá trình hội nhập và lĩnh hội tri thức của mỗi giáo viên.
Bình luận