
Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III
Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III
Nhiều năm trở lại đây, môi trường đại học đã tạo được sự quan tâm đặc biệt, có thể nói đại học chính là mơ ước của rất nhiều nhiều học sinh, ở đó, mỗi người bước từng bước để thực hiện mục tiêu trong cuộc đời mình. Sức trẻ và nhiệt huyết chính là quảng thời gian đẹp nhất của đời sinh viên, và cũng vì thế mà trách nhiệm của giảng viên – đội ngũ giáo viên giảng dạy tại những ngôi trường đại học cũng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
1. Trở thành người giảng dạy ở đại học
Trở thành giảng viên đại học để có thể đứng trên bục giảng ở môi trường đại học có thể là ước mơ của nhiều người, nhưng để thực hiện được mơ ước này thì không hề dễ dàng. Bởi lẽ, đại học luôn đòi hỏi rất nhiều, nhất là vấn đề tri thức, trình độ chuyên môn. Để có thể giảng dạy được sinh viên, giảng viên phải là những người chủ động học hỏi kiến thức, nắm bắt mọi thay đổi của giáo dục, và hơn hết, giảng viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một giảng viên.
Ít nhất phải có bằng đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chuyên môn để đủ năng lực chuyên môn đảm nhiệm vị trí giảng dạy cũng như là các chứng chỉ đi kèm như ngoại ngữ, tin học để có thể hỗ trợ tốt công tác giảng dạy của minh.
Hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục thì giảng viên đại học được chia làm 3 hạng chức danh. Đồng nghĩa với việc phân theo năng lực và trình độ và nhiệm vụ của mỗi giảng viên ở những hạng chức danh khác nhau. Hạng chức danh cao nhất của giảng viên đại học hiện nay là hạng I (giảng viên cao cấp) và thấp nhất là hạng III (giảng viên), ngoài ra thì giảng viên có chức danh nghề nghiệp hạng II được gọi là giảng viên chính.
2. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của giảng viên hạng III
Đối với giảng viên hạng III, dựa vào thông tư của Bộ Giáo dục cùng Bộ nội vụ ban hành năm 2014, cụ thể đã quy định một số tiêu chuẩn cũng như nhiệm vụ tương ứng đối với giảng viên có chức danh nghề nghiệp hạng III.
2.1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III
Giảng viên đại học hạng III phải có ít nhất là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành chuyên môn đó chính là tiêu chí đầu tiên cần phải có đối với giảng viên đại học. Điều này nhằm khẳng định năng lực chuyên môn của mỗi giảng viên.
Thứ 2, giảng viên hạng III phải đáp ứng được chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chuyên môn. Để trở thành giảng viên, mỗi giáo viên phải qua được khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ở đây, giảng viên sẽ được trang bị những kiến thức cần có cho con đường giảng dạy của mình.
Thứ 3 đó chính là giảng viên phải có bằng ngoại ngữ tương đương trình độ bậc 2 và trình độ tin học đúng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Tiếp theo chính là năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn như phải nắm vững những kiến thức chuyên môn giảng dạy, có khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia nghiên cứu khoa học. Phải nhạy bén trong xu hướng phát triển đào tạo đất nước, cập nhật nhanh những kiến thức xã hội, giảng viên cũng phải tham gia biên soạn giáo án để phục vụ cho công tác dạy học, và hơn hết, giảng viên phải xây dựng cho mình một phong cách giảng dạy có hiệu quả, đảm bảo có thể truyền tải kiến thức đến với sinh viên tốt nhất.
2.2. Nhiệm vụ của giảng viên hạng III
Chúng tôi xin tóm tắt lại một số nội dung về nhiệm vụ của giảng viên hạng III được quy định tại điều 6 khoản 1. Theo đó, giảng viên đại học có chức danh nghề nghiệp hạng III có nhiệm vụ tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; hướng dẫn và chấm đồ án cho sinh viên.
Trong thời gian làm trợ giảng, phải thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên chính cũng như giảng viên cao cấp, phụ trách các công việc như soạn bài, hướng dẫn bài tập, chấm bài,…
Ngoài ra thì giảng viên hạng III còn thực hiện một số công tác như là làm chủ nhiệm lớp, hướng dẫn nghiên cứu, tham gia các công tác Đoàn, Đảng. Học tập cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đặc biệt phải có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III.
2.3. Thăng hạng chứng chỉ bồi dưỡng hạng III lên II
Thăng hạng chứng chỉ bồi dưỡng chính là bước ngoặc xác định giảng viên đã có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí giảng dạy mới tại trường đại học. Việc thăng hạng phải được đánh giá nghiêm ngặc và trải qua quá trình bồi dưỡng cũng như thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Từ giảng viên lên giảng viên chính là con đường phấn đấu khá gian nan của mỗi giảng viên, do vậy công tác thăng hạng chứng chỉ cũng phải được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III
Như đã nói thì để trở thành giảng viên hạng III thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng phải có đó chính là chức chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng III. Để có được chứng chỉ này, giảng viên có thể đăng ký học bồi dưỡng tại các trung tâm có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng giảng viên hạng III và tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III theo quy định.
Bình luận