
CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG HỌC KỲ MỚI
Động lực của học sinh là sự thúc đẩy trong quá trình học tập khiến cho bản thân cảm thấy tích cực và nỗ lực hơn để đạt được kết quả như mong muốn. Đây cũng chính là yếu tố tiên quyết để đem lại sự thành công cho bản thân của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, bạn có thể tự tạo động lực nhiều cách khác nhau để giúp việc học trở nên hứng thú, thú vị và cần thiết hơn. Nếu như bạn biết cách tạo động lực cho bạn, thì người khác cũng sẽ nhìn vào bạn để làm động lực cho họ. Bạn hãy bắt đầu từ đặt mục tiêu, lập kế hoạch rồi đến tự đánh giá bản thân mình trước nhé!
1. Đặt mục tiêu từ ngay bước đầu có khó không?

Thật ra không khó, nếu như bạn xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân ngay từ đầu. Chính vì những mục tiêu rõ ràng và thông minh ấy, bạn không chỉ xác định được phương hướng để đạt tới đích, nguồn động lực thúc đẩy bản thân trong suốt cuộc hành trình, mà còn đem lại những lợi ích to lớn như:
- Giúp bạn nhận biết điều gì thực sự quan trọng và cần được ưu tiên, dễ dàng kiểm soát cuộc sống của chính mình hơn.
- Sắp xếp thời gian hiệu quả và tận dụng nguồn lực một cách triệt để.
- Mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết sâu cũng như tăng khả năng tập trung vào công việc.
- Củng cố thêm niềm tin, ý chí, giúp bạn luôn lạc quan và sẵn sàng đối mặt với thử thách.
- Cơ hội để nhìn nhận khả năng và dõi theo sự tiến bộ chính mình, từ đó rèn giũa để đạt nhiều mục tiêu của bản thân trong tương lai.
2. Bí quyết thiết lập và hoàn thành mục tiêu của bản thân
Để có mục tiêu của bản thân rõ ràng trước hết là liệt kê các bước thực hiện giúp cho mục tiêu của bản thân sớm đạt được trong thời gian ngắn. Vậy hãy bắt đầu từ ngay bây giờ! Bạn có thể chọn một trong 5 nguyên tắc phù hợp và lập mục tiêu:
Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực
Khi đặt ra mục tiêu, bạn phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn. Ngược lại, nếu như bạn không hào hứng với kết quả hoặc mục tiêu ấy không thích hợp thì công sức và mục tiêu đó khó có khả năng hoàn thành được.
Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART
Có thể bạn chưa từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng quy tắc đó chưa? Ở SMART sẽ tạo ra nhiều mục tiêu hơn, cụ thể hơn,…SMART đại diện cho: Cụ thể – Đo lường được – Khả thi – Thích hợp – Thời gian
Thiết lập mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ ràng, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung vì không mang lại định hướng đầy đủ.
Mục tiêu đo lường được: Mục tiêu phải bao gồm công việc chính xác, cụ thể, ngày, tháng,..để có thể đo lường được mức độ thành công của mục tiêu đó.
Mục tiêu khả thi: Ở mục tiêu này bạn nên thiết lập một mục tiêu thực tế hơn nhưng bạn phải cân bằng thử thách để đạt được mục tiêu và sự hài lòng lớn nhất từ mục tiêu này.
Mục tiêu thích hợp: Khi đặt mục tiêu này tương thích với cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn cố gắng và hoàn thiện bản thân mình.
Mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu phải luôn có thời hạn. Điều này có nghĩa rằng bạn biết được thời điểm chính xác bạn hoàn thành mục tiêu. Khi mục tiêu làm việc với deadline, bạn sẽ cảm thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.
Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy, bảng note,… của riêng mình
Ở nguyên tắc này cực kì đơn giản, bạn ghi mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành lên giấy, bảng note,…Bạn nên dán những mục tiêu dễ nhìn thấy như lên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm,… để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia sẻ những mục tiêu đó với nhiều người khác để tiếp thêm động lực cho mình.
Nguyên tắc 4: Lập kế hoạch hành động
Để có được một nguyên tắc chỉnh chu từ lúc bạn lập ra kế hoạch đến lúc bạn thực hiện đều là 1 chuỗi hành động mà bạn cần phải cố gắng và nỗ lực không ngừng. Không những vậy, kế hoạch cho bản thân là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết để bạn thành công bất cứ mục tiêu nào. Bất kể là trong công việc, học tập hay là mối quan hệ, nếu như bạn luôn lập ra những kế hoạch rõ ràng, cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
3. Lời kết
Thật ra việc tự tạo động lực cho bản thân chưa bao giờ là lỗi thời cả. Ngay cả việc bạn tự ra nguồn động lực cho bản thân cũng giống như việc bạn tự đặt cho mình một mục tiêu vậy. Dù mục tiêu nhỏ nhất, đơn giản nhất,…bạn có thể lấy đó làm động lực để hoàn thành mục tiêu ấy một cách hoàn hảo nhất theo chính bản chất và tài năng riêng của bạn.
Bình luận