
5 Cách Ghi Nhớ Cụm Động Từ Hiệu Quả
Ghi nhớ cụm động từ (phrasal verb) là một trong những chủ đề rất khó học trong tiếng Anh, không như những chủ đề khác, bạn chỉ cần làm bài và gặp nhiều lần thì sẽ nhớ và biết cách làm, phrasal verb đòi hỏi bạn phải học thuộc lòng những cụm từ, dùng trong đúng ngữ cảnh nếu không sẽ không thể triển khai ý muốn truyền tải tới người đọc hay người nghe.
Hiểu được điều đó, hôm nay Vietnam EDU sẽ tổng hợp lại cho các bạn 5 cách ghi nhớ cụm động từ hiệu quả.
Học cách ghi nhớ cụm động từ theo chủ đề.
Khi học cụm động từ “get up” và “get dressed”, các bạn nên học cùng các động từ khác có ý nghĩa liên quan như “to work”, “get home”, “have a shower”. Điều này giúp ghi nhớ cụm động từ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Các cụm động từ chỉ hoạt động buổi sáng:
Phrase | Meaning | Example |
Go off | Phát ra tiếng, báo thức | It makes a sudden loud noise when the alarm goes off (Nó phát ra tiếng ồn lớn đột ngột khi báo thức đổ chuông) |
Wake up | Thức giấc, đánh thức | I am having an important meeting tomorrow. Will you wake me up at 6 a.m? (Tôi có một cuộc họp quan trọng vào ngày mai. Bạn sẽ đánh thức tôi dậy lúc 6 giờ chứ?) |
Turn off | Tắt đi | We turned off the light before anyone could see us (Chúng tôi tắt đèn trước khi bất cứ ai có thể nhìn thấy chúng tôi) |
Get up | Thức dậy | What time do you often get up in the morning? (Buổi sáng, bạn thường thức dậy vào lúc mấy giờ?) |
Put on | Mặc vào (quần áo), đội (mũ, nón), đi (giày, dép) | I put on a sweater and a jacket (Tôi mặc áo len và áo khoác) |
Get on | Lên xe (xe buýt, tàu hỏa) | Passengers are not allowed to get on the bus with lots of luggage (Hành khách không được phép lên xe buýt với nhiều hành lý) |
Get off | Xuống xe | You must be careful when getting off the train (Con phải cẩn thận mỗi khi xuống tàu lửa) |
Go into | Bắt đầu làm việc | He went into a long explanation of the affair (Anh ấy bắt đầu giải thích dài dòng về sự việc) |
Sau đó, chúng ta có thể kết hợp đọc để nhớ các cụm từ này. Ví dụ:

Hiểu “phrasal verb” tùy theo ngữ cảnh
Khi bạn đọc, xem hoặc nghe thấy một cụm động từ mới trong bối cảnh nào đó như trên mạng, trong một cuốn sách, trên truyền hình, trong một bộ phim hay một cuộc trò chuyện, hãy cố gắng sử dụng ngữ cảnh để hiểu được ý nghĩa của nó và nghĩ đến một động từ đồng nghĩa từ đó bạn có thể dễ dàng ghi nhớ cụm động từ hơn đó.
Chẳng hạn, nếu ai đó nhìn giận dữ và tuyệt vọng và nói rằng họ “can’t put up with you anymore” (không thể chịu đựng được bạn nữa), hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì họ ám chỉ, trước khi trả lời:”Oh, you can’t tolerate me anymore. I see, I better go then”.

Hay như bức tranh trên đây, chúng ta thấy có sự xuất hiện của cụm động từ “drop off”. Nếu như chưa biết nghĩa của nó, chúng ta có thể suy luận như sau: người này đang bị mất ngủ và được bác sĩ khuyên nên ngủ phía mép giường và sẽ sớm… Vậy, “drop off” ở đây có thể là ngủ được ►drop off: Ngủ thiếp đi.
Nhóm các “phrasal verbs” theo tiểu từ
Thay vì ghi nhớ cụm động từ bằng cách nhóm chúng theo động từ, bạn có thể chuyển sang nhóm các cụm động từ theo particle (tiểu từ). Lý do là tiểu từ thương có khuynh hướng về nghĩa. Nếu bạn hiểu được các khuynh hướng này, việc ghi nhớ cụm động từ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: tiểu từ “out” thường mô tả:
– Sự đem ra/ đi ra ngoài
Eventually, the truth came out (Cuối cùng thì sự thật cũng được phơi bày).
We decide to dine out tonight. (Chúng tôi quyết định sẽ ra ngoài ăn tối nay).
– Khi một vật/ thứ gì không còn nữa
Ví dụ: bạn đến tiệm bánh mì và họ đã hết bánh mì, bạn có thể nói: They sold out all the bread hoặc They’re out of bread (Họ đã bán hết bánh mì/Họ đã không còn bánh).
– Out cũng để chỉ vật/ thứ gì dừng tồn tại, kết thúc hoặc biến mất
If you don’t add wood, the fire will go out (Nếu bạn không thêm củi. ngọn lửa sẽ ngừng cháy).
There was a storm last night, and the power went out in the whole city. (Đêm qua có một trận mưa, và hệ thống điện toàn thành phố đã bị mất).
Dù việc liệt kê các lớp nghĩa của từng tiểu từ tốn thời gian và nỗ lực nhưng cách ghi nhớ cụm động từ này mang đến hiệu quả cao hơn nhiều so với việc học ghi nhớ cụm động từ theo từng động từ.
Ghi nhớ cụm động từ bằng cách chia nhóm
– Nhóm 1: Gia đình
Nghĩa của một cụm động từ có thể được suy ra từ nghĩa của động từ cơ bản tạo nên nó hoặc từ sự kết hợp của động từ cơ bản và giới từ đi kèm.
Ví dụ: Ask (hỏi), còn for (vì) ► Ask for: Hỏi xin cái gì đó.
Blow (thổi), còn down (ngã xuống) ►Blow down: Thổi đổ.
Phương pháp chung để hiểu nhóm này là dựa trên nghĩa của các từ thành phần tạo ra cụm động từ rồi suy ra nghĩa của nó.
– Nhóm 2: Họ hàng
Nghĩa của cụm động từ tuy có khoảng cách với nghĩa của các thành phần tạo nên nó nhưng vẫn có thể suy ra được vì khoảng cách gần. Nhóm này đòi hỏi một sự liên tưởng, tưởng tượng nhất định để hiểu được.
Ví dụ:
Run out of something: Hãy tưởng tượng chúng ra có một thùng nước hoa (nhằm gây ấn tượng, dễ nhớ) nhưng thùng lại có một lỗ thủng nên nước hoa chảy hết ra ngoài (run out). Cuối cùng, bạn không còn lại chút nước hoa nào cả ► Run out of something: hết, không còn nữa.
Put aside: Hãy nhớ đến đứa em gái của bạn ở nhà, mỗi lần ai cho kẹo, bé chỉ ăn một nửa, nửa còn lại đặt (put) sang một bên (aside). Vậy em của bạn làm việc này để làm gì? ► chính là để cất đi, để dành ►Put aside.
– Nhóm 3: Nhóm người dưng
Các từ trong nhóm này khá khó nhớ. Đây là nhóm các động từ tiêu biểu nhất cho phrasal verb – từ một đường, nghĩa một nẻo. Với nhóm này, ta có cách học như sau:
– Tưởng tượng, liên tưởng: Hãy nhìn vào cụm động từ và bằng một cách nào đó hình thành một mối liên kết giữa cụm động từ và nghĩa của nó.
Ví dụ: “look up”: Hãy tưởng tượng bạn có một cuốn từ điển khổng lồ nằm trên bầu trời. Mỗi khi có từ gì không hiểu. Bạn chỉ cần nhìn (look) lên (up) trời là nghĩa của từ đó sẽ hiện ra. ► Look up: Tra cứu nghĩa
“Come round”: Hãy tưởng tượng bạn bị ngất đi vì ngửi phải một bông hoa có độc. Có một cô tiên đến (come) để giúp bạn. Cô ấy đi vòng quanh (round) và làm phép, thế là bạn tỉnh lại. ► Come round: Tỉnh lại.
Ghi nhớ cụm động từ thông qua phương pháp kể chuyện
Một cách hiệu quả khác để học và sử dụng các cụm động từ hiệu quả là tạo một câu chuyện với chung. Nếu thích viết tiểu thuyết, bạn có thể tạo ra một câu chuyện ngắn bằng cách sử dụng một vài cụm động từ. Nếu không, bạn có thể viết một đoạn văn ngắn về cuộc sống của bạn.
Ví dụ:
“Yesterday, I ran into (tình cờ gặp) Mathilde, an old friend from high school. We grew apart (ngày càng xa nhau) but I remember nothing could come between us. We’re never let each other down (khiến nhau thất vọng). She has always stuck up (cố gắng) for me. I heard form Michel she’s still single. Maybe I should try to fix her up with (kết hợp cô ấy với) my brother”.
Tổng kết
Trên đây là 5 cách ghi nhớ cụm động từ hiệu quả nhất mà Vietnam EDU đã chắt lọc được. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên đây các bạn đã tìm được cho mình những cách học hiệu quả, phù hợp với bản thân nhất để có thể chinh phục được các cụm động từ này.
Nếu còn thấy khó khăn, đừng ngại mà hãy liên lạc ngay với Vietnam EDU nhé. Chúc các bạn thành công!
Bình luận