
Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III
Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III
Đứng trước những thay đổi về điều luật liên quan đến giáo viên, đặc biệt là đối với bậc đại học, cao đẳng, không ít giáo viên gặp khó khăn trong vấn đề xét chức danh nghề nghiệp và thi chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên ở các cấp hạng I, II, III. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại ghế nhà trường cũng như trang bị tốt những điều kiện cần có của bản thân, giáo viên cần phải nắm vững những kiến thức sau đây.
1. Quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên đại học
1.1. Điều kiện bắt buộc
Theo thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành, đã nêu ra một số tiêu chuẩn áp dụng bắt buộc đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên đại học phải đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, thông tư quy định để trở thành giáo viên hạng III trong các trường đại học bắt buộc giáo viên phải có có bằng đại học trở lên đối với vị trí đang giảng dạy , có trình độ ngoại ngữ tương đương cũng như kỹ năng tin học đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
Bên cạnh đó, giáo viên hạng III phải nắm vững các kiến thức giảng dạy chuyên môn, có phương pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả, tham gia vào các nghiên cứu khoa học cũng như có khả năng hướng dẫn, tổ chức nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III.
1.2. Thời gian quy định
Ngoài ta, từ giáo viên có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II trở lên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ tương đương với chuyên môn đang giảng dạy và một số bằng cấp liên quan theo quy định chung của Bộ giáo dục và nhu cầu ở các trường đại học.
Thời gian quy định để các giáo viên thăng hạng chức danh nghề nghiệp cũng được quy định đối với giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng danh nghề nghiệp hạng III lên hạng II là giáo viên phải ít nhất 9 năm giảng dạy với người đã có trình độ thạc sĩ và ít nhất là 6 năm đối với người có trình độ tiến sĩ, trong đó thì thời gian mà giáo viên được thăng hạng lên giáo viên hạng III phải ít nhất 1 năm.
Các chuẩn mực đạo đức như không vi phạm pháp luật, chấp hành tốt các chính sách của nhà nước, tuân thủ quy định tại địa phương,… cũng là điều kiện tiên quyết để đánh giá giáo viên có đạt tiêu chuẩn hay không ở các trường đại học.
1.3. Quy định hệ số lương
Sau đây là bảng quy định hệ số lương đối với giáo viên ở các cấp hạng theo quy định về mã số và hạng chuẩn chức danh nghề nghiệp:
Hạng chức danh nghề nghiệp | Hệ số lương | Mã số |
Hạng I | 6,2 – 8,00 | V.07.01.01 |
Hạng II | 4,40 – 6,78 | V.07.01.02 |
Hạng III | 2,34 – 4,98 | V.07.01.03 |
2. Áp lực vì thiếu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp
Mặc dù đã có bằng tốt nghiệp đại học, tuy nhiên đó cũng chưa phải là những điều kiện đủ để đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như năng lực đào tạo, quản lý đối với mỗi giáo viên. Kể từ khi Thông tư 36 được ban hành, nhiều giáo viên tỏ ra áp lực trước quy định về mã số, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Từ đây, một cuộc chạy đua để tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ hạng III, II, I được ráo riết thực hiện.
Thăng hạng giáo viên
Về cơ bản, giáo viên sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn để thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Giai đoạn đầu tiên giáo viên sẽ được xét bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí đảm nhiệm hiện tại tại các cơ quan trường học. Giai đoạn 2 là tối đa 1 năm kể từ ngày công bố thăng hạng, giáo viên được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên hạng III, II, I theo quy định. Nhưng nếu giáo viên không tham gia và không đảm bảo được yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được yêu cầu thì cơ quan cấp trên có thẩm quyền sẽ có quyền quyết định hủy bổ kết quả trong kỳ xét bổ nhiệm trước đó cũng như giáo viên không được bảo lưu kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Do đó, một cuộc chạy đua của các giáo viên đó chính là tìm đến các lớp dạy chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên để có thể trang bị tốt cho mình những kiến thức, kỹ năng, năng lực cho các kỳ thi thăng hạng chứng chỉ. Ngoài những bằng cấp bắt buộc như ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Để tham gia thi thăng hạng, giáo viên cũng cần phải bỏ ra 1 số tiền nhất định để tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III
Tại một số trường đại học, nhằm hỗ trợ giáo viên trong khâu bồi dưỡng và chuẩn bị thi thăng hạng đều sẵn sàng tổ chức các lớp bồi dưỡng chứng chỉ thăng hạng giáo viên hạng III, tuy nhiên, không phải ở đâu cũng thế, do đó mà một số lớp bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên hạng III ở các tổ chức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hiện nay.
Một điểm lợi của giáo viên khi tham gia bồi dưỡng chứng chỉ giáo viên hạng III đó chính là được linh động sắp xếp thời gian học vào cuối tuần để tránh trùng lịch dạy, chất lượng đầu ra luôn được đảm bảo giúp giáo viên tự tin hơn trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của mình.
Bình luận