
Chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp
CHỨNG CHỈ CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Như chúng ta đã biết chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp có một vai trò quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam cũng như mỗi giáo viên tham giao giảng dạy, đặc biệt là từ sau khi thay đổi tiêu chuẩn đánh giá giáo viên từ Ngạch giáo viên sang áp dụng Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
1. Những quy định cần biết khi áp dụng Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần chú ý
Tại điều 2 của Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, theo đó, giáo viên THCS và THPT được xếp phân theo 3 thứ hạng là I, II, III và Thông tư số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV đã nêu rõ giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học sẽ được xếp phân theo các thứ hạng là II, III, IV.
Theo từng phân hạng, chức vụ và nhiệm vụ của giáo viên sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản Thông tư đã nêu rõ 2 tiêu chuẩn cơ bản ở mỗi phân hạng giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp đó chính là Tiêu chuẩn về trình đạo tạo, bồi dưỡng và Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Tại Thông tư số 20, 21, 22, 23 cũng có nêu rõ cách xếp lương của từng phân hạng giáo viên chuẩn chức danh nghề nghiệp được căng cứ vào bảng lương đối với cán bộ, viên chức của Nhà nước ban hành năm 2004 như sau:
– Giáo viên mầm non: Hạng II (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng III (2,10 – 4,89); hạng IV (1,86 – 4,06).
– Giáo viên tiểu học: Hạng II (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng III (2,10 – 4,89); hạng IV (1,86 – 4,06).
– Giáo viên THCS: Hạng I (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); hạng II (2,34 – 4,98); hạng III (1,86 – 4,06).
– Giáo viên THPT: Hạng I (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78); hạng II (4,00 – 6,38); hạng III (2,10 – 4,89).
Nền giáo dục trước bối cảnh toàn cầu hóa
Sự khó khăn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt là những giáo viên có thể nói là nỗi trăn trở chung của nhiều người, đặc biệt là những người đứng đầu tàu trong công cuộc dạy dỗ các thế hệ tương lai của đất nước.
Trước bối cảnh hội nhập, đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn luôn trau dồi tri thức để, là người đi đầu trong việc nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và học hỏi cho mỗi thế hệ học trò. Để làm được điều đó, không chỉ nói bằng lời là xong, mỗi thầy cô giáo vẫn ngày đêm miệt mài tìm kiếm tri thức để bồi đáp cho những mầm non tương lai với những con chữ, những bài thực hành theo đúng chuyên môn nghiệp vụ của chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Trọng trách đào tạo luôn là vấn đề mà mỗi giáo viên đặc biệt quan tâm, thêm vào đó, nhiều chương trình đào tạo đổi mới được áp dụng đã gây một sức ép không nhỏ đối với đại bộ phận giáo viên có thâm niên trong nghề từng áp dụng phong cách giảng dạy trước đây.
2. Giáo viên cần chuẩn bị gì khi Nhà nước áp dụng Thông tư liên tịch về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Để ứng biến trước những thay đổi trong nền giáo dục hiện nay, bên cạnh giáo viên phải có các bằng cấp đạo tạo tương đương như bằng Sư phạm, chứng chỉ anh văn và chứng chỉ tin học tương đương. Đều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải là người nắm rõ và am hiểu về những kiến thức chuyên môn mà bản thân phụ trách, phải vận dụng những kiến thức một cách sáng tạo trong việc giảng dạy và luôn chấp hành tốt các kỷ cương của nhà trường, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Điều cần thiết tiếp theo khi Thông tư được ban hành, đối với mỗi giáo viên được xét chuẩn chức danh nghề nghiệp cần phải tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chuẩn danh nghề nghiệp và thi thăng hạng với vị trí tương đương.
Việc thi thăng hạng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp là không bắt buộc, tuy nhiên, tùy từng đơn vị giáo dục có có nhu cầu thì giáo viên sẽ được chỉ định tham gia các lớp bồi dưỡng và tiến hành tham gia các kỳ thi thăng hạng theo quy định.
Tùy thuộc vào mỗi cấp mà giáo viên đăng ký tham gia thi thăng hạng sẽ có lượng thời gian và kiến thức tương đương, về hạng càng cao thời gian thi càng được rút ngắn.
3. VietnamEdu – Nơi bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp
Không ai hiểu giáo viên bằng những người cùng ngành. Do đó, để giúp giáo viên trang trang bị tốt những kiến thức và kỹ năng trong kỳ thi thăng hạng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp sắp tới, VietnamEdu đã kịp thời nắm bắt tình hình, mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ theo từng cấp bậc cho giáo viên.
Mỗi giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp sẽ được linh động sắp xếp lịch học bồi dưỡng vào thứ 7, chủ nhật cuối tuần sao cho phù hợp với lịch dạy học ở các cơ quan trường học, nhằm đảm bảo 100% giáo viên, học viên đều có thể tham gia đầy đủ các buổi học. Bên cạnh đó, cán bộ đứng lớp giảng dạy các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp đều là những người dày dặn kinh nghiệm và am hiểu về những kỹ năng, kiến thức và chuẩn mực tác phong, đạo đức cần có đối với mỗi giáo viên cho từng cấp hạng.
Liên hệ Hệ thống tư vấn Giáo dục Vietnamedu để biết thêm chi tiết. Hoặc vào đây để xem thông tin ngày khai giảng và lịch học của khóa học gần nhất.
Bình luận