
Chuyên viên chính có mấy bậc
Chuyên viên chính có mấy bậc?
Muốn tìm hiểu chuyên viên chính có mấy bậc? Đầu tiên căn cứ theo Quyết nghị của Quốc hội mới nhất trong tháng 6/2020, hệ bậc lương của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sẽ vẫn chưa tăng lên mức 1,600,000 đồng Việt Nam. Với tình hình tài chính ngân sách như vậy, một trong những cách cải thiện thu nhập và khẳng định năng lực bản thân để có cơ hội đề bạt, bổ nhiệm ở các vị trí khác – Chứng chỉ chuyên viên chính sẽ là một điều kiện khá tiên quyết.
1. Chuyên viên chính có mấy bậc? Có ảnh hưởng nhiều đến bậc lương?
Nếu bất kỳ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước thì sẽ đều trải qua quá trình nâng ngạch theo trình tự như sau: Ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính, ngạch chuyên viên cao cấp. Theo từng bậc ngạch chuyên viên sẽ có các nhóm tên chức vụ tương ứng, bậc lương tương ứng theo cấp A,B,C, D (A là cao nhất rồi tới B, C và D). Việc thay đổi, nâng ngạch bậc lương dựa trên năm kinh nghiệm làm việc, sự cống hiến trong quá trình công tác. Đặc biệt dù không đảm nhận vị trí ở bậc cao là Lãnh đạo nhưng nếu cán bộ, công chức, viên chức đạt đến trình độ có Chứng chỉ Chuyên viên chính thì vẫn được hưởng hệ số lương và các đãi ngộ rất tốt từ chính sách của Nhà nước.
Hiện nay, theo quy định là một Chuyên viên chính sẽ có 08 bậc (chủ yếu qua bậc lương).
Theo đó, hệ số bậc lương của nhóm Cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ thay đổi theo bậc của Chuyên viên chính mà họ có được, cụ thể như sau: (Hệ Chuyên viên chính sẽ tương ứng với nhóm A2 (A2.1 và A2.2), ví dụ dành cho Chuyên viên chính và tương đương nhóm A2.1 như sau (ta có thể thấy bậc lương từ 4.4 đến 6.78).
Nhóm 1 (A2.1) | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 |
Hệ số lương | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 |
Mức lương từ 01/7/19 | 6,556.0 | 7,062.6 | 7,569.2 | 8,075.8 | 8,582.4 | 9,089.0 | 9,595.6 | 10,102.2 |
Mức lương từ 01/7/20 | 7.040 | 7.584 | 8.128 | 8.672 | 9.216 | 9.760 | 10.304 | 10.848 |
2. Số lượng ôn thi Chứng chỉ Chuyên viên chính ngày càng tăng qua các năm
Theo số liệu do Bộ Nội vụ cung cấp, cả nước từ năm 2018 đến nay có hơn 2,000 lượt đăng ký thi Chứng chỉ Chuyên viên chính ở nhiều lĩnh vực, ngành, Sở, ban và diễn ra trên khắp các tỉnh thành, trong đó tập tại các thành phố lớn là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… với mức độ nghiêm ngặt, nội dung đề thi có mức độ đòi hỏi yêu cầu trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao và thời gian làm bài được canh rất kỹ. Thí sinh có thể có thể có kết quả trắc nghiệm ngay sau khi thi xong. Bên cạnh đó, nạn bằng giả, thi hộ cũng đã được vào vòng kiểm tra gắt gao cùng với việc xét hồ sơ lý lịch, kiểm tra sức khỏe và tư tưởng chính trị, bản lĩnh, báo cáo của người thi để cơ quan tổ chức thi có đánh giá tổng quát về việc nâng ngạch.
Đặc biệt với trường hợp miễn giảm, không phải thi đối với một số môn khi bạn có chứng chỉ tương đương như sau theo Khoản 4 Điều 1, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018.
Các trường hợp thi viên chức được miễn thi ngoại ngữ ở vòng 1:
Cụ thể, thi tuyển công chức/viên chức được thực hiện theo 02 vòng, người tham gia thi tuyển sẽ được miễn thi ngoại ngữ ở vòng 1 trong các trường hợp sau đây:
(1) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ được công nhận bởi Bộ Giáo dục-Đào tạo.
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam được công nhận bởi Bộ Giáo dục-Đào tạo.
(3) Người dự tuyển làm công chức/viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
Như vậy, những người có bằng cấp, chứng chỉ nêu trên sẽ được miễn thi ngoại ngữ khitham gia thi tuyển công chức, viên chức.
Từ 01/7/2020, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Trước đây, theo quy định của Luật viên chức 2010 thì sau khi viên chức đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn và tiếp tục ký hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn (thường gọi là biên chế suốt đời). Do vậy, yêu cầu đối với viên chức ngày càng cao.
3. Làm thế nào để ôn, thi đạt Chuyên viên chính một cách hiệu quả?
Việc dành vài tháng ôn thi, giải đề và làm quen với phần thi (trắc nghiệm, tự luận) cũng như sắp xếp thời gian để đảm bảo công việc của phía người dự thi không bị ảnh hưởng là một trong những khó khăn khi tham gia ôn thi Chuyên viên chính.
Nắm bắt được nhu cầu và thấu hiểu nỗi tâm tư của các học viên, Hệ thống tư vấn Giáo dục Việt Nam đã quyết định tổ chức mở lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính với thời gian linh hoạt, có nội dung ôn thi nhằm hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức có mong muốn thi nâng ngạch trong tương lai. Qúy học viên có nhu cầu vui lòng truy cập tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Bình luận